Cách làm nên lạp xưởng gác bếp Tây Bắc trứ danh
Cách làm lạp xưởng nhìn chung đều giống nhau về việc chuẩn bị nguyên liệu hay thành phần món ăn. Vậy nhưng Lạp Xưởng Gác Bếp Tây Bắc lại có mùi vị khác so với lạp xưởng tươi hay bày bán trên phố, khác lạp xưởng miền Nam, lạp xưởng Trung Quốc và các quốc gia khác có món lạp xưởng. Vậy cách làm ra món Đặc sản Tây Bắc này có điều gì khác biệt, cùng Đông Dương Foods tìm hiểu nhé!
Sản phẩm tại shop
Mục lục
Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu là giai đoạn quan trọng nhất cho món ăn, nó quyết định đến chất lượng món ăn ra sao, ngon hay dở. Để làm lên món lạp xưởng gác bếp ngon cần qua 3 khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng đó là: chuẩn bị nhân lạp xưởng, vỏ lạp xưởng và phần gia vị ướp.
Chuẩn bị vỏ lạp xưởng
Vỏ lạp xưởng được coi như là “lớp áo” của lạp xưởng gác bếp. Việc chuẩn bị vỏ lạp xưởng không quá cầu kỳ nhưng phải được xử lý cẩn thận. Vỏ lạp xưởng sẽ được lấy từ ruột non của những con lợn trên miền núi cao Tây Bắc chỉ ăn rau rừng và cây rừng nên ruột có độ dai, không tiết ra nhiều nước và ít mùi hôi. Sau đó ruột non sẽ được đem đi rửa sạch với muối, giấm (giúp loại bỏ chất nhớt từ ruột non) rồi để ráo nước.
Chuẩn bị phần nhân lạp xưởng Tây Bắc
Một điều chắc chắn lạp xưởng Tây Bắc được làm 100% từ lợn Tây Bắc, đặc biệt là có những loại lạp xưởng còn được làm từ lợn đen Mường Khương cực kỳ ngọt thịt. Thịt được chọn sẽ phải thật tươi ngon. Chỉ lấy phần thịt nạc và một chút mỡ cho khúc lạp xưởng không bị khô, sau đó đem đi thái nhỏ.
Chuẩn bị gia vị ướp lạp xưởng gác bếp
Một món thịt ngon còn được quyết định bởi gia vị tẩm ướp. Gia vị chính là nhân tố chính làm nên điều đặc trưng của những món ăn đặc sản Tây Bắc nói chung và lạp xưởng gác bếp nói riêng.
Gia vị ướp được chuẩn bị bao gồm: Tỏi băm nhỏ, gừng, rượu trắng, muối ăn đặc biệt là hạt Mắc Khén được rang khô và giã nhỏ. Lượng gia vị sẽ được chuẩn bị đều cho số lượng lạp xưởng được làm vì nếu cho nhiều quá sẽ khó ăn và có vị nồng, hắc.
Nhồi nhân lạp xưởng vào vỏ
Sau khi đã ướp đủ thời gian để thịt ngấm đều gia vị (thường là khoảng 1 tiếng) thì người dân Tây Bắc đem đi nhồi vào vỏ lòng non cho thật căng. Trong quá trình nhồi phải đâm vài lỗ nhỏ, tránh việc khúc lạp xưởng quá căng phồng, không thoát khí được rồi vỏ bị bục ra.
Quá trình sấy lạp xưởng Tây Bắc
Trước kia, cách làm chín lạp xưởng của người Tây Bắc là sau công đoạn nhồi thịt, người ta đem cả dây lạp xưởng đi phơi nắng vài ngày cho lạp xưởng khô quắt lại, rồi mới đem vào treo trên bếp củi, để khói nóng từ bếp bốc lên làm chín dần dần. Tuy nhiên với các làm này thì phải 2 tháng mới có được một dây lạp xưởng thành phẩm. Vì vậy ngày nay, để bán được nhiều hơn, người ta chế ra những lò chuyên dụng để sấy lạp xưởng và các loại thịt gác bếp. Kiểu lò này bên trên là những thanh kim loại để treo thịt, bên dưới là chỗ để củi, than.
Dây lạp xưởng hun khói được treo trên giàn, củi bên dưới hun nóng liên tục trong khoảng 12 – 15 tiếng. Đến khi lạp xưởng chuyển sang màu vàng cánh gián là chín.
Sau đó, người ta để nguội, đóng lạp xưởng gác bếp thành từng túi nửa cân, hút chân không rồi bảo quản trong ngăn đá để ăn dần hoặc bán.
Lạp xưởng gác bếp Tây Bắc nhờ mắc khén và mùi khói “ám” vào mà luôn có mùi vị đặc trưng, khác hẳn những loại lạp xưởng thường thấy trong siêu thị. Vị ngọt của thịt cũng từ chính miếng thịt lợn tiết ra, không phải do đường, mì chính hay bất kỳ loại gia vị nào khác. Nếu một lần được đến Tây Bắc, bạn hãy tìm mua thứ “quà quê” quý giá này nhé! Còn nếu muốn thưởng thức ngay, không phải mất công lặn lội đi tìm thì hãy gọi ngay cho Đông Dương Foods chúng tôi để được giao lạp xưởng gác bếp đến tận nhà nhé!